Ngày nay, tầm quan trọng của dữ liệu trong marketing là không thể bàn cãi. Từ doanh nghiệp nhỏ đến những tập đoàn lớn đều cần sử dụng dữ liệu khách hàng để hướng khách hàng của họ tới những sản phẩm, dịch vụ của mình. Phân tích thu thập dữ liệu khách hàng tự động cho phép doanh nghiệp lưu trữ và phân tích đánh giá những thông tin quan trọng về khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại của doanh nghiệp. Đồng thời thu thập thông tin cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng nếu doanh nghiệp có chiến lược sử dụng dữ liệu vào Marketing và Retargeting trong tương lai.
Những loại dữ liệu khách hàng nào nên được thu thập?
Dữ liệu cá nhân (Personal data):
Thông tin này có thể là những dữ liệu định danh như tên tuổi, địa chỉ, giới tính, số điện thoại, địa chỉ, hoặc cũng có thể là những dữ liệu chưa định danh như: địa chỉ IP, cookies trình duyệt web và ID thiết bị (trên cả cả máy tính và di động).
>>>>> Đọc ngay: Dữ liệu hợp nhất (single customer view) – chuẩn hóa hồ sơ khách hàng 360
Dữ liệu tương tác của khách hàng (Engagement data):
Loại dữ liệu này sẽ thu thập những tương tác của người dùng với website của doanh nghiệp, mobile app, email, tin nhắn, mạng xã hội, quảng cáo hiển thị hoặc các dịch vụ khách hàng do doanh nghiệp cung cấp.
Dữ liệu hành vi (Behavior data):
Loại này bao gồm các thông tin về giao dịch khách hàng thực hiện có thể là lịch sử mua hàng, hành động thêm vào giỏ hàng, dữ liệu định tính (Ví dụ: khách hàng thường truy cập vào danh mục nào, quy trình chọn mua hàng trên website của khách như thế nào).
Dữ liệu thái độ (Attitudinal data):
Là dữ liệu liên quan đến cảm xúc của khách hàng, có thể là các dữ liệu đo lường về mức độ hài lòng của người tiêu dùng, tiêu chí mua hàng, những mong muốn về sản phẩm,…
Phân tích và quản lý dữ liệu khách hàng mang lại lợi ích như thế nào?
Thu thập dữ liệu bằng phương pháp truyền thống thường mất khá nhiều thời gian, và không đủ thông tin để phân tích hành trình mua của khách hàng. Trong khi đó việc sử dụng các phần mềm/ giải pháp công nghệ không chỉ nhanh gọn hơn mà dữ liệu đưa ra có độ chính xác cao hơn.
Phân tích và sử dụng những loại đa dạng dữ liệu trên giúp bạn nắm rõ hành vi mua của khách hàng và đây cũng chính là chìa khóa để thúc đẩy doanh số bán tăng lên. Trong chiến lược marketing hay chiến lược bán hàng việc hiểu rõ khách hàng của mình đang cần gì và cung cấp thông tin hợp lý, đúng người đúng thời điểm mới có thể mang lại kết quả tốt.
Cách thu thập và quản lý một tập dữ liệu khách hàng lớn?
Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang
sử dụng CDP là phương tiện hữu hiệu nhất để quản lý, phân tích và thu thập dữ liệu khách hàng hiện tại và tiềm năng cho doanh nghiệp.
Không phải
CRM (Customer Relationship Management) hay
DMP (Data Management Platform), mà CDP (Customer Data Platform) mới chính là nền tảng được nhiều marketer khao khát. Các nền tảng CDP hiện nay trên thị trường đều có những tính năng cốt lõi sau:
- Quản lý dữ liệu (bao gồm thu thập, chuẩn hóa, thống nhất và cập nhật liên tục dữ liệu khách hàng lên database).
- Tích hợp dữ liệu từ nhiều nền tảng khác nhau và sơ đồ hóa những dữ liệu phức tạp trở nên trực quan hơn để theo dõi.
- Quản lý dữ liệu trực tuyến và ngoại tuyến.
- Ngoài ra một số nền tảng CDP cũng cung cấp một số tính năng nổi bật như:
- Phân đoạn tập khách hàng mục tiêu theo tùy chọn.
- Tính năng tự động gửi tin nhắn hoặc tương tác với khách hàng theo cách cá nhân hóa trải nghiệm người dùng.
- Kết nối với các hệ thống martech khác thông qua API
- Theo dõi hành trình mua hàng (journey mapping) và đưa ra phân tích để thúc đẩy những hoạt động tiếp theo của doanh nghiệp đi đúng hướng.
- Ngoài ra các nền tảng CDP cũng phải tuân thủ các quy định về sử dụng dữ liệu được đặt ra trong ngành và trên thế giới.
Lợi ích của việc sử dụng CDP trong thu thập, quản lý và phân tích dữ liệu tự động?
Tự động hóa thu thập và quản lý dữ liệu bằng CDP mang lại nhiều lợi ích cho các marketer cũng như các bên liên quan khác trong doanh nghiệp:
- Mở rộng hợp tác doanh nghiệp: CDP thúc đẩy sự kết nối, hợp tác giữa các doanh nghiệp để thu thập dữ liệu khách hàng và hỗ trợ khách hàng tại các điểm chạm. Bên cạnh đó cũng giúp dữ liệu được thống nhất, giúp doanh nghiệp biết được rõ hơn về chân dung khách hàng, từ đó cho phép tạo ra chiến lược và trải nghiệm phù hợp với khách hàng.
- Cải thiện khả năng truy cập vào dữ liệu: CDP thu thập mọi loại dữ liệu từ nhỏ đến lớn của doanh nghiệp. Các dữ liệu này được phân chia, đồng bộ và kết hợp lại với nhau tạo thành hồ sơ thống nhất về từng khách hàng. Mục đích cuối cùng là tạo ra một cơ sở dữ liệu khách hàng được cập nhật liên tục, đồng thời cũng có thể thu thập và chia sẻ dữ liệu dễ dàng và hiệu quả hơn trong toàn tổ chức.
- Tăng hiệu quả tiếp thị: CDP tự thu thập dữ liệu khách hàng tạo nên một hồ sơ khách hàng chính xác và mạnh mẽ hơn. Nhiều những công việc thủ công được CDP tự động hóa, cho phép bộ phận marketing tập trung vào các nhiệm vụ sáng tạo và phân tích khách trong chiến lược tiếp thị.
Các thông điệp nhắm đến khách hàng mục tiêu sẽ được các nhân hóa chính xác hơn nhắm đúng vào tập khách hàng mục tiêu mà chiến lược muốn nhắm đến.
Như vậy, dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong mọi chiến lược của doanh nghiệp khi tiếp cận khách hàng. Do đó quản lý và thu thập dữ liệu tự động thông qua CDP không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các hoạt động Marketing mà còn tăng tính chính xác cho mọi chiến dịch, từ đó thúc đẩy sự phát triển của tổ chức.
Khám phá ngay
EX-Tech để biết thêm cách CDP hoạt động trong quản lý vận hành doanh nghiệp.