13 Chỉ số KPI cơ bản cho Marketing ngành bán lẻ bạn cần phải biết

details-main-image

Bán hàng đa kênh trở thành xu hướng, lượng dữ liệu doanh nghiệp thu về ngày càng nhiều. Giữa rất nhiều chỉ số, làm thế nào để doanh nghiệp và đội ngũ tiếp thị xác định đúng các chỉ số cần tập trung để tối ưu hoạt động kinh doanh?

13 chỉ số KPI cơ bản dành cho marketing ngành bán lẻ dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan đồng thời đánh giá hiệu quả các chiến dịch, xác định mức độ đạt được mục tiêu để có thể đưa ra những quyết định thúc đẩy doanh thu.

Phần I. KPI cho marketing ngành bán lẻ là gì?

KPI cho marketing ngành bán lẻ là gì?
KPI cho marketing ngành bán lẻ là gì?

KPI viết tắt của Key Performance Indicators (những chỉ số đánh giá hiệu suất) trong các hoạt động kinh doanh. Với những chỉ số này, doanh nghiệp phải chủ động và thường xuyên theo dõi để có thể đưa ra quyết định phù hợp.

Với mỗi doanh nghiệp bán lẻ khác nhau sẽ có những biện pháp, công thức và phương pháp tính toán KPI cụ thể. KPI được sử dụng nhằm xác định xem doanh nghiệp có đạt được mục tiêu đã đề ra hay không và lý do không đạt được mục đích đến từ đâu. Đồng thời, KPI giúp các nhà quản lý biết được doanh số bán hàng chủ yếu đến từ kênh nào, mức độ tăng trưởng và lượng khách hàng ra vào website ra sao, khách hàng quan tâm đến sản phẩm nào nhiều nhất,…

Trong các phần bên dưới, HUB platform sẽ đi sâu vào các chỉ số KPI cụ thể mà Marketing cần nắm rõ. Ngoài ra, khi sử dụng các công cụ phân tích website và đo lường như Cus Asia, doanh nghiệp có thể thu thập thêm nhiều dữ liệu để phân tích và đưa ra quyết định chính xác hơn.

Như đã nói trước đó, hãy cùng HUB platform đi sâu hơn về các chỉ số KPI nhé!

Phần II. Danh sách KPI bán lẻ để đánh giá hành vi của khách hàng trên website

Danh sách KPI bán lẻ để đánh giá hành vi của khách hàng trên website
Danh sách KPI bán lẻ để đánh giá hành vi của khách hàng trên website

Hầu hết các chỉ số KPI bán lẻ đều xoay quanh dữ liệu bán hàng và tài chính. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần hiểu rõ về khách hàng và hành vi của họ đối với những thông tin được truyền tải trên website. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra những chiến lược tiếp thị nội dung tiếp cận tới đúng người, đúng thời điểm.

1. Average visit duration

Thời lượng người dùng ở lại trên trang giúp các nhà quản lý bán lẻ đánh giá hiệu quả của các thông tin được truyền tải trên trang web. Hành vi ở lại trên một vài trang sản phẩm cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định sẽ giúp các nhà tiếp thị hiểu được nhu cầu và thói quen của người mua. Từ đây, các nhà quản lý có thể đặt câu hỏi “tại sao người dùng lại dành ra 2 phút để đọc một bài viết về áo len cổ lọ?” và “làm cách nào để duy trì thời gian người dùng ở lại trang bán hàng lâu hơn?”. Câu trả lời sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra được những chiến thuật tiếp theo để thúc đẩy người dùng ra quyết định mua hàng khi còn ở trên trang.

2. Max actions in one visit

Khi truy cập các sàn thương mại điện tử, khách hàng sẽ có nhiều hành động như thêm hàng vào giỏ, xem các sản phẩm tương tự, xem sản phẩm nổi bật/bán chạy,…
Việc tính toán số lượng hành động trên trang sẽ là bước khởi đầu để các nhà kinh doanh bán lẻ có thể chỉnh sửa giao diện phù hợp hơn với người dùng, tăng trải nghiệm và mang lại cảm giác thoải mái, thuận tiện khi mua hàng.

3. Time spent for form

Trong ngành thời trang, khách hàng thường đắn đo trong việc đưa ra quyết định liệu có nên mua sản phẩm này hay không. Nếu như việc điền thông tin chiếm quá nhiều thời gian, có thể người mua sẽ thay đổi suy nghĩ và đưa ra quyết định “cân nhắc”.

Chỉ số time spent for form giúp đánh giá chính xác thời gian người dùng dành cho việc đặt mua hoặc nhận hỗ trợ tư vấn. Từ số liệu này, các nhà quản lý tiếp thị có thể giảm hoặc tăng các trường thông tin phù hợp, giúp người mua dành ít thời gian trong việc đăng ký, đồng thời tỷ lệ mua hàng sẽ tăng cao.

4. Unique keywords

Việc nắm bắt các từ khóa sẽ mang lại hiệu quả đáng kể. Đối với một sàn thương mại điện tử, nếu truy xuất được các từ khóa tìm kiếm đứng đầu, các nhà kinh doanh bán lẻ có thể đẩy mạnh các chiến dịch quảng cáo theo từ khoá và thu hút người dùng truy cập vào trang bán hàng.
Thông qua các chỉ số này, lượng khách hàng cũng như lợi nhuận sẽ tăng lên.

5. Outlink

Chỉ số này cho biết các liên kết URL bên ngoài mà người dùng đã click trên website. Dựa vào số liệu này, các nhà quản lý tiếp thị có thể biết được những nguồn thông tin nào người dùng quan tâm nhiều nhất, kèm theo số lượng và phần trăm được hiển thị. Sau khi có số liệu tổng quan về lý do vì sao người dùng hay outlink, doanh nghiệp có thể cải thiện nội dung trên website để hướng người dùng quay trở lại tìm hiểu nhiều hơn.

Phần III. KPI đánh giá hiệu suất các chiến dịch digital marketing
[Ảnh nội dung 816×456]: Nội dung: KPI đánh giá hiệu suất chiến dịch digital marketing: Traffic, Cost per click (CPC), Cost per Acquisition (CPA), Click-Through Rate (CTR), Conversions, Return On Advertising Spend (ROAS), Bounce Rate, Revenue.

>>>>> Tải ngay ebook miễn phí: CDP – nền tảng thu thập dữ liệu đa kênh

Phần III. KPI đánh giá hiệu suất các chiến dịch digital marketing

KPI đánh giá hiệu suất các chiến dịch digital marketing
KPI đánh giá hiệu suất các chiến dịch digital marketing

6. Traffic (Lượng khách truy cập)

Đo lường lưu lượng người mua truy cập vào trang bán hàng thông qua các công cụ như Google Analytics, Cus Asia,… sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá các khía cạnh khác nhau, chẳng hạn như các nỗ lực trong các hoạt động tiếp thị và quảng cáo. Giả sử, hiện nay doanh nghiệp đang triển khai chiến dịch quảng cáo áo thun để thu hút người mua truy cập vào trang web bán hàng. Việc xem xét số lượng người ghé thăm trong suốt thời gian quảng cáo giúp doanh nghiệp xác định xem chiến dịch quảng cáo áo thun có thành công hay không.

7. Cost per click (CPC – chi phí trên 1 lượt nhấp)

Đây là chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho mỗi cú nhấp chuột trong một chiến dịch digital marketing.
Giá của mỗi lượt nhấp được xác định bởi nhiều yếu tố. Sau khi xem tổng quan dữ liệu từ trình quản lý quảng cáo hay Cus Asia, các nhà quản lý có thể đánh giá rằng: “nếu CPC cho một chiến dịch quá cao, doanh nghiệp không thể đạt được nhiều lợi tức đầu tư từ quảng cáo đã phát hành”.

8. Cost per Action (CPA – chi phí cho một hành động cụ thể)

Để kiểm soát chi phí quảng cáo cho các mục tiêu tiếp thị cụ thể, doanh nghiệp bán lẻ không thể bỏ qua chỉ số cost per action. Theo dõi CPA đảm bảo rằng, nhà quảng cáo đang đầu tư vào các kênh hiệu quả nhất về chi phí cũng như giúp đánh giá mức độ thành công của các chiến dịch tiếp thị khác nhau.

CPA được tính khi khách hàng có hành động cụ thể sau khi tiếp cận quảng cáo. CPA cũng cho phép nhà quảng cáo kiểm soát tốt hơn việc theo dõi và tối đa hóa lợi tức đầu tư trên các kênh tiếp thị khác nhau.

CPA có các hình thức tính phí cơ bản:
– CPS (Cost per Sale): Chi phí cho mỗi lượt người dùng mua hàng và thanh toán.
– CPI (Cost per Install): Chi phí cho mỗi lượt cài đặt ứng dụng.
– CPL (Cost per Lead): Chi phí để một khách hàng tiềm năng điền form.
– CPO (Cost per Order): Chi phí cho mỗi đơn hàng được đặt trên website.

9. Click-Through Rate (CTR – tỷ lệ nhấp)

CTR là một chỉ số quan trọng vì nó giúp doanh nghiệp hiểu khách hàng nhiều hơn. Đồng thời, CTR cũng cho biết đâu là hành động mang lại hiệu quả hay đâu là hành động không mang lại hiệu quả. CTR thấp có thể cho thấy rằng doanh nghiệp đang nhắm sai mục tiêu, sai đối tượng hoặc thông điệp truyền tải không đủ thuyết phục để người mua nhấp vào quảng cáo.

Hãy lấy ví dụ về chiến dịch quảng cáo tìm kiếm có trả tiền hướng khách hàng đến trang web, trang web này có thể là trang đích của doanh nghiệp hoặc một sàn thương mại điện tử như Lazada, Tiki, Shopee, Sendo,… Dựa vào chỉ số CTR dành cho chiến dịch quảng cáo trực tuyến, phần trăm lượt nhấp cho biết mức độ hiệu quả của quảng cáo trong việc thu hút khách hàng tiềm năng. Sau đó, các nhà quản lý có thể so sánh các bản sao quảng cáo, vị trí quảng cáo và CTA để xem đâu là nơi có CTR cao nhất.

10. Conversions (Chuyển đổi)

Từ tỷ lệ chuyển đổi, đội ngũ marketing có thể biết được đâu là điều khách hàng quan tâm và hoạt động marketing nào mang lại hiệu quả rõ rệt nhất. Dựa vào số liệu conversions, doanh nghiệp bán lẻ sẽ dễ dàng hiệu chỉnh lại website và các hoạt động bán hàng phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

Digital marketers thường cải thiện website nhằm nâng cao tỷ lệ conversions. Dưới đây là một vài thuật ngữ thường gặp:

  • Conversion Rate: Phần trăm visitors được chuyển đổi sau khi khách hàng truy cập website.
  • Cost per Conversion: Giúp đo lường chi phí quảng cáo trên số lượng kết quả chuyển đổi từ quảng cáo đó.

11. Return On Advertising Spend (ROAS – lợi nhuận từ quảng cáo)

Lợi tức chi tiêu quảng cáo (ROAS) là một số liệu tiếp thị đo lường số doanh thu kiếm được từ mỗi đồng chi tiêu cho quảng cáo. Tương tự như lợi tức đầu tư (ROI), ROAS đo lường ROI của tiền đầu tư vào digital ads. Ngoài ROAS tổng thể của toàn bộ ngân sách tiếp thị có thể được đo lường chi tiết hơn dựa trên các quảng cáo, nhắm mục tiêu, chiến dịch cụ thể,…

Việc đánh giá chỉ số ROAS giúp các nhà tiếp thị đo lường chính xác lượng quảng cáo đang đóng góp vào lợi nhuận của công ty. Theo dõi ROAS trên các chiến dịch và nền tảng quảng cáo cũng cho phép các nhà tiếp thị đo lường, đánh giá và so sánh hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo và nắm rõ xem doanh nghiệp đang đạt được mức lợi nhuận cao nhất ở đâu để tiếp tục tập trung khai thác.

12. Bounce Rate (Tỷ lệ thoát)

Tỷ lệ thoát rất quan trọng vì dựa vào chỉ số này có thể thấy rằng nội dung trang không liên quan hoặc gây nhầm lẫn cho khách truy cập trang web. Nếu chỉ số thoát trang cao trong trang chủ của website bán hàng, đây là điều đáng báo động vì khách hàng không thấy sự thu hút từ các sản phẩm và cách trưng bày sản phẩm trên website.

Dựa vào tỷ lệ thoát trang, doanh nghiệp bán lẻ có thể cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Không chỉ cải thiện tốc độ tải trang trên thiết bị di động mà thiết kế UX của trang cũng phải được tối ưu hóa cho thiết bị di động. Việc đặt các thông tin quan trọng ở đầu trang sẽ giúp khách hàng dễ dàng hành động và tìm hiểu thêm thông tin từ website để đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng hơn.

13. Revenue (Doanh thu)

Ở đây, chỉ số Revenue là tiền thu được từ các hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể theo dõi được tần suất tăng trưởng, đồng thời xem xét hiệu quả các chiến dịch digital marketing. Từ đó, các nhà quản lý có thể đưa ra những hành động kịp thời nhằm thúc đẩy doanh thu của doanh nghiệp.

Trong ngành bán lẻ, các nhà quản lý cần thật sự quan tâm đến mục đích và tính ưu tiên trong các hoạt động tiếp thị. Việc hiểu được các chỉ số KPI cho marketing ngành bán lẻ sẽ là cách để đo lường hiệu quả những chiến thuật tiếp thị một cách thường xuyên, hiệu quả. Ngoài ra, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tiết kiệm thời gian, đưa ra những quyết định nhanh chóng bằng cách ứng dụng công cụ theo dõi, phân tích và đo lường các chỉ số quan trọng qua hệ thống Cus Asia.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN VÀ DÙNG THỬ CUS ASIA MIỄN PHÍ

author avatar
Ngọc Anh
Growth Marketing Team

TẢI EBOOKS MIỄN PHÍ

bài viết liên quan

TẢI EBOOKS MIỄN PHÍ

bài viết liên quan

bộ sưu tập theo chủ đề

Case studies
arrow icon
Đây là các tình huống thực tế mà Hub-JS đã triển khai cho khách hàng. Cùng với đó là kết quả mà khách hàng đã đạt được sau khi ứng dụng giải pháp của Hub-JS.
Chuyển đổi số
arrow icon
Chuyển đổi số (Digital Transformation) giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả hợp tác, tối ưu hiệu suất làm việc và mang lại giá trị cho khách hàng.
   
Ebooks
arrow icon
Nơi cung cấp những kiến thức về quản trị vận hành và kinh doanh, cùng việc ứng dụng giải pháp của Hub-JS vào thu thập, phân tích, đo lường và xử lý dữ liệu.
Gắn kết thành viên
arrow icon
Cung cấp kỹ năng thiết lập quan hệ với đồng nghiệp; Hoà giải những vấn đề giữa các phòng ban, cung cấp những gợi ý để kết nối nhân viên chặt chẽ hơn.
Kinh doanh trực tuyến
arrow icon
Áp dụng kiến thức về Marketing - Sales - Service để tối ưu hiệu quả bán hàng, và ứng dụng các sản phẩm công nghệ để tăng lợi nhuận, giảm nhân lực.
Quản trị nguồn nhân lực
arrow icon
Đề cập đến những vấn đề trong việc quản lý nhân sự, đưa ra những giải pháp thích hợp để quản trị nguồn nhân lực một cách hiệu quả.
Tối ưu dựa trên dữ liệu
arrow icon
Tự động hoá và đồng bộ hoá dữ liệu thông qua các công cụ, giúp marketers triển khai, phân tích và xây dựng thành công chiến lược kinh doanh.
   
Webinar
arrow icon
Sự kiện hàng tháng với các chủ đề khác nhau, liên quan đến quản trị doanh nghiệp và giải pháp dành cho phòng Sale, Marketing & Service.

50+ đối tác uy tín và khách hàng của chúng tôi

post image thumbnailpost image thumbnail
post image thumbnailpost image thumbnail
post image thumbnailpost image thumbnail
post image thumbnailpost image thumbnail
post image thumbnailpost image thumbnail
post image thumbnailpost image thumbnail
post image thumbnailpost image thumbnail
post image thumbnailpost image thumbnail
post image thumbnailpost image thumbnail
post image thumbnailpost image thumbnail
post image thumbnailpost image thumbnail
post image thumbnailpost image thumbnail
post image thumbnailpost image thumbnail
post image thumbnailpost image thumbnail
post image thumbnailpost image thumbnail
post image thumbnailpost image thumbnail
post image thumbnailpost image thumbnail
post image thumbnailpost image thumbnail
post image thumbnailpost image thumbnail
post image thumbnailpost image thumbnail
post image thumbnailpost image thumbnail
post image thumbnailpost image thumbnail
post image thumbnailpost image thumbnail
post image thumbnailpost image thumbnail
post image thumbnailpost image thumbnail
post image thumbnailpost image thumbnail
post image thumbnailpost image thumbnail
post image thumbnailpost image thumbnail
post image thumbnailpost image thumbnail
post image thumbnailpost image thumbnail
post image thumbnailpost image thumbnail
post image thumbnailpost image thumbnail
post image thumbnail
37540 Views